Biển Hồ Gia Lai - viên ngọc quý của đại ngàn Tây Nguyên

Tạp chí Nhịp sống số - Biển Hồ Gia Lai nằm trong quần thể quy hoạch điểm du lịch quốc gia “Khu du lịch sinh thái lâm viên Biển Hồ - Chư Đăng Ya”, hội tụ vẻ đẹp của rừng và nước.

Trong quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam vùng Tây Nguyên 2020 đến 2030, “Khu du lịch sinh thái lâm viên Biển Hồ - Chư Đăng Ya” chiếm một vị trí quan trọng. 

Biển Hồ Gia Lai - trang mới của truyền thuyết bi thương xa xưa

Biển Hồ Gia Lai

Theo truyền thuyết của cộng đồng dân tộc Jrai sống cạnh Biển Hồ, tương truyền rằng việc hình thành miệng hồ gắn liền với một truyền thuyết bi thương của người dân Jrai bản địa xa xưa từng sinh sống phồn thịnh ở trung tâm miệng hồ, nhưng vì làm phật ý thần linh nên đã bị phạt, tất cả người dân trong ngôi làm bị chôn vùi sâu trận động đất lớn.

Còn theo các nhà khoa học, từ hàng ngàn năm trước, nơi đây là miệng núi lửa đã ngừng hoạt động. Theo thời gian cũng như sự biến đổi của địa lý, khí hậu..., miệng núi lửa xưa nay đã trở thành một hồ nước ngọt vô cùng rộng lớn, đó cũng là tiền thân của Biển Hồ Gia Lai ngày nay.

Biển Hồ Gia Lai

Ngày nay, người dân địa phương gọi Biển Hồ Gia Lai với cái tên là hồ Ia Nueng hay hồ Tơ Nưng gắn liền với truyền thuyết xưa cũ đó.

Biển Hồ Gia Lai

Có rất nhiều giả thuyết và nhận định về tên gọi Biển Hồ Gia Lai, nhưng câu trả lời được lựa chọn nhiều nhất là vì Biển Hồ hình thành trên một miệng núi lửa, xung quanh bao bọc bởi các dãy núi. Nó thực chất là một cái hồ nhưng vì hồ này quá mênh mông không thể thấy được bờ bên kia bằng mắt thường, nên người dân ví von như là biển.

Ngoài ra, tại đây hay có gió lớn tạo ra các đợt sóng mạnh đập vào bờ, cái tên Biển Hồ Gia Lai cũng bắt nguồn từ đây.

Biển Hồ Gia Lai

Thêm một giả thuyết nữa được rất nhiều người yêu thích, cho rằng cái tên bắt nguồn từ  khát vọng của con người. Đến với vùng đất này, bạn có thể thấy cao nguyên Pleiku cao hơn mực nước biển cả ngàn mét. Cái tên "biển hồ" phản ánh khát vọng về một đại dương giữa đại ngàn xanh thẳm.  

Điểm du lịch không thể bỏ qua 

Biển Hồ Gia Lai cách trung tâm thành phố khoảng 10km về hướng Đông Bắc của thành phố, được bao bọc bởi núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ.

Với diện tích lớn hơn 300 hecta, cùng với độ cao trên 800 mét so với mặt nước biển, đây là hồ tự nhiên lớn nhất khu vực Tây Nguyên. 

Nơi đây có bầu không khí trong lành, ẩn mình trong rừng thông đại ngàn với làn nước quanh năm xanh mướt, vì thế được ví von như viên ngọc quý của đại ngàn Trường Sơn hay đi vào âm nhạc với những ca từ đẹp về "đôi mắt Pleiku".

Biển Hồ Gia Lai

Từ cổng vào, có một dải đất trải dài dọn đường cho du khách dễ dàng di chuyển đến trung tâm hồ, hai bên là hàng thông xanh ngắt uốn lượn theo địa hình. 

Đến cuối đoạn đường sẽ có một bật tam cấp, dẫn đến tượng Quan Thế Âm Bồ Tát bằng cẩm thạch trắng cao trên 15m được khánh thành vào năm 30/11/2018, trước đây là một vọng đài để du khách ngắm cảnh, nhưng bây giờ vừa trở thành một địa điểm du lịch sinh thái kiêm luôn cả điểm du lịch tâm linh.

Biển Hồ Gia Lai

Vào buổi sáng sớm khi mặt trời vừa lên, không gian rộng mở với bầu không khí trong lành, du khách ngợp trong muôn ngàn sắc thái xanh của đại ngàn xa, của những triền cây, hay màu nước, màu trời... Cùng đó là mặt hồ biến chuyển theo từng khung thời gian trong ngày khiến nơi đây không bao giờ là nhàm chán.  

Hiện, Biển Hồ Gia Lai còn được mở rộng thêm những con đường giúp cho du khách có thể tiến gần mặt hồ hơn, cũng như tạo ra những cảnh quan để du khách thỏa sức check in.

Biển Hồ Gia Lai

Nếu một lần đến với thành phố Pleiku, thì các bạn nên dành thời gian của mình đến khám phá Biển Hồ Gia Lai để tận mục sở thị viên ngọc quý trên cao nguyên hừng hực sức sống! 

 

Có thể bạn quan tâm