Hà Nội: Sửa chữa kết cấu cầu Thanh Trì nhằm bảo đảm an toàn khai thác

Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông vừa trình Sở Giao thông Vận tải Hà Nội thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng công trình sửa chữa kết cấu cầu Thanh Trì nhằm bảo đảm an toàn khai thác.
Sửa chữa kết cấu cầu Thanh Trì

Theo đại diện Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông thuộc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, hiện toàn bộ 378/378 gối cầu cao su bản thép, 180/198 gối cầu nhịp dầm liên tục đúc trên đà giáo của cầu Thanh Trì đã bị phồng, rạn nứt bề mặt.

Một số gối cầu đang làm việc ở trạng thái bị nghiêng. Các gối cao su đều đã bị phồng, rạn nứt bề mặt nghiêm trọng, có biến dạng từ 1-7mm so với kích thước ban đầu, về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới kết cấu nhịp.

Do đó Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông kiến nghị thay thế các gối cầu đã hư hỏng bằng kết cấu gối cầu mới có tính năng tương đương để bảo đảm an toàn khai thác.

Tổng kinh phí sửa chữa là gần 12 tỷ đồng từ nguồn ngân sách TP Hà Nội, thời gian thực hiện dự án năm 2024 - 2025.cầu Thanh Trì

Cầu Thanh Trì được khởi công xây dựng vào ngày 30/1/2002. Sau 5 năm thi công, cây cầu đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng từ năm 2007.

Thiết kế cầu Thanh Trì có chiều dài 3.084m, rộng 33,1m với 4 làn xe với vận tốc thiết kế 100 km/giờ. Phần đường dẫn hai đầu cầu dài gần 12.000 m với 5 nút giao thông kết nối khác nhau và có tổng kinh phí 5.700 tỷ đồng (vốn ODA Nhật Bản).

Hiện cầu Thanh Trì có lưu lượng phương tiện giao thông qua lại thuộc diện lớn nhất Hà Nội. Đây là cây cầu huyết mạch của tất cả các phương tiện có trọng tải lớn thường xuyên lưu thông theo hướng Quốc lộ 5, Quốc lộ 1.

Có thể bạn quan tâm

Sáng ngày 4/10, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt các đại biểu Hội nghị Mạng lưới các nhà khoa học và kỹ sư nữ khu vực châu Á - Thái Bình Dương và lãnh đạo Hội Nữ trí thức Việt Nam thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.