Cụ thể, khi cài ứng dụng có tên PackStory lên điện thoại thông minh, người dùng có thể quét mặt trước của hộp sữa đậu nành Fami để tìm hiểu những câu chuyện thú vị về hạt đậu nành - nguyên liệu làm nên món sữa quen thuộc với người Việt Nam, tìm hiểu cách mà chiếc vỏ hộp giấy lại giúp thực phẩm an toàn và gần gũi với môi trường...
Thông thường, sự yêu thích một sản phẩm thường tỷ lệ thuận với mức độ hiểu biết của người dùng với sản phẩm đó. Nhưng với đồ uống đóng hộp, người tiêu dùng ít khi biết rõ về sản phẩm mà họ sử dụng.
"PackStory có thể giải quyết được thách thức này vì công nghệ AR giúp biến mỗi vỏ hộp giấy thành một công cụ giúp nhà sản xuất tương tác với khách hàng của mình theo một cách hoàn toàn mới, sáng tạo và thú vị hơn rất nhiều", ông Eliseo Barcas - Tổng Giám đốc Tetra Pak Việt Nam cho biết. Cũng theo ông, Tetra Pak đang hướng tới việc sản xuất những vỏ hộp không chỉ bền vững cho môi trường mà còn thông minh, mở ra những hướng đi mới sáng tạo để khách hàng nhận được nhiều giá trị hơn từ vỏ hộp giấy.
"Vinasoy tự hào là thương hiệu Việt Nam đầu tiên đưa công nghệ AR lên sản phẩm sữa đậu nành đóng hộp", ông Ngô Văn Tụ nói.
Công nghệ AR trên vỏ hộp giấy đã được Tetra Pak và các đối tác lần đầu tiên áp dụng vào năm 2019 tại một số thị trường Nam Mỹ. Cùng đó, Tetra Pak cũng là công ty tiên phong trong ngành công nghiệp thực phẩm trong việc ứng dụng AR, máy học (machine learning) và dữ liệu lớn (Big Data) vào hoạt động sản xuất và dịch vụ kỹ thuật nhằm các nhà sản xuất thực phẩm và đồ uống tối ưu hoạt động sản xuất và tiết kiệm chi phí.
Các giải pháp đổi mới và sáng tạo của Tetra Pak cũng nhắm hướng tới xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn ít phát thải carbon. Mặc dù hiện tại hộp giấy có lợi thế về bền vững với 75% thành phần cấu tạo hộp giấy Tetra Pak được làm từ giấy khai thác từ rừng tái sinh có chứng chỉ FSC và hoàn toàn có thể tái chế được. Tuy nhiên đích đến mà công ty đang hướng tới là tăng tỷ lệ sử dụng nguyện liêu tái sinh lên tới 100%.